Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng
Đậu phộng có thể được xem là một nguồn dinh dưỡng cho bà bầu. Giá trị dinh dưỡng trong đậu phộng có thể sánh ngang với các thực phẩm từ động vật như trứng, sữa, thịt v.v… Trong đậu phộng chứa một hàm lượng lớn protein và lipit, đặc biệt là hàm lượng axít béo không bão hòa rất cao, thích hợp để chế biến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Nhiệt lượng đậu phộng sinh ra cao hơn các loại thịt, cao hơn 20% sữa bò và 40% trứng.
Ngoài ra, các loại khoáng chất khác như protein, canxi, phốt pho, sắt… cũng đều cao hơn sữa, thịt và trứng. Thêm nữa, trong đậu phộng còn chứa các vi sinh tố A, B, E, K, cùng với lecithin, amino axít, choline, axít oleic, axít arachidic, axít béo, axít palmitic… Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng trong đậu phộng rất đa dạng và khá toàn diện.
Đậu phộng có thể được xem là một nguồn dinh dưỡng cho bà bầu.
Lợi ích phong phú
- Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường thai kỳ hình thành các nguy cơ như thai quá lớn, dị dạng, trẻ mới sinh bị vàng da, thậm chí tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi. Vì vậy, tích cực đề phòng bệnh tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết. Các nghiên cứu phát hiện, đậu phộng sẽ làm chậm hấp thu carbohydrate. Nếu thay một phần thịt bằng một ít đậu phộng trong bữa ăn, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm xuống 21%. Buổi sáng, nếu mẹ bầu ăn vài hạt đậu phộng thì đường huyết của bạn cả ngày hôm đó sẽ không tăng quá cao.
- Hỗ trợ giảm nồng độ muối: Ăn càng nhiều muối, nguy cơ sưng phù càng cao. Ngoài ra, ăn uống nhiều muối trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và huyết quản tim của mẹ. Thông thường, lượng muối nạp vào mỗi ngày của bà bầu phải thấp hơn người bình thường, nằm trong khoảng 3 – 5gr. Đậu phộng có vị mặn, nhưng hàm lượng muối trong nó vẫn ít hơn so với một mẩu bánh mì cùng trọng lượng. Thế nên, đậu phộng chính là sự lựa chọn thay thế lý tưởng cho sở thích ăn mặn của các mẹ và tránh lượng muối đưa vào cơ thể quá cao. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên dùng với một lượng vừa phải thôi nhé!
Đậu phộng chính là sự lựa chọn thay thế lý tưởng cho sở thích ăn mặn của các mẹ và tránh lượng muối đưa vào cơ thể quá cao.
- Khống chế sự thèm ăn: Các nghiên cứu đã chứng minh, đậu phộng là thức ăn “dễ gây cảm giác no”, giúp bà bầu thấy lâu đói hơn. Nguyên nhân là do hàm lượng protein, lipit, chất xơ trong đậu phộng khá dồi dào. Nếu các mẹ bầu khởi đầu ngày mới với một ít đậu phộng, mẹ sẽ tránh được cảm giác thèm ăn quá độ, nhờ đó duy trì được cân nặng thích hợp.
- Duy trì sức khỏe tim mạch: Khi mang thai, các hệ thống trong cơ thể người mẹ xảy ra hàng loạt những biến đổi, hệ thống mạch máu ở tim cũng không ngoại lệ. Đối với thai phụ khỏe mạnh bình thường thì có thể đều ổn, nhưng nếu bà bầu có bệnh tim mạch thì không dễ để vượt cạn an toàn. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người ăn đậu phộng sẽ có thể giảm đến 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thành phần axít béo trong đậu phộng kết hợp với tác dụng của những nhân tố khác, có thể giảm thấp hàm lượng cholesterol, giúp hệ tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn.
Có rất nhiều lựa chọn cho mẹ, từ đậu phộng luộc đến đậu phộng rang, bơ đậu phộng. Tuy nhiên, cũng như mọi món ăn khác, mẹ không nên ăn quá nhiều đậu phộng mà dùng như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày.