Giá trị dinh dưỡng của đậu Hà Lan

Những phụ nữ sau khi sinh không xuống sữa có thể lấy đậu Hà Lan 250 g, chân giò lợn 1 đôi hầm nhừ, thêm gia vị để ăn. Nếu không có chân giò lợn, dùng riêng đậu Hà Lan nấu canh ăn cũng có tác dụng.

Theo Đông y, hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc; thường được dùng chữa các chứng ăn uống khó tiêu do thấp nhiệt úng tắc ở tỳ vị, thiếu sữa ở sản phụ, tăng huyết áp, tiểu đường... Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:

  • Chè bổ dưỡng: Đậu Hà Lan khô 1.000 g, đường cát trắng 500 g, mật ong 100 g. Đậu rửa sạch, cho thêm 3.000 ml nước vào nấu chín nhừ; khi nguội xay thành bột mịn, lọc qua để bỏ vỏ và tạp chất. Cho bột đậu, đường và mật ong vào nồi, nấu nhỏ lửa cho đến khi đặc quánh lại, múc ra đĩa (đã bôi chút dầu hoặc mỡ), san cho phẳng, khi nguội dùng dao nhỏ cắt thành từng miếng là được.
  • Chè này là một món tráng miệng rất ngon, có tác dụng sinh tân dịch, hòa trung hạ khí (điều hòa công năng của hệ thống tiêu hóa), lợi tiểu tiện, thông sữa, tiêu thũng và chống khát.
  • Chữa tiểu đường: Dùng đậu Hà Lan nấu thành các món khác nhau, ăn trong các bữa cơm hằng ngày. Có thể ủ hạt đậu cho mọc thành giá, giã nát, ép vắt lấy nước cốt, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần nửa bát con (khoảng 100 ml).
  • Chữa tăng huyết áp: Đậu Hà Lan nấu nhừ, thêm đường đỏ vào thành món chè, ăn sau các bữa cơm hằng ngày.
  • Chữa chứng hoắc loạn (đột nhiên nôn và tiêu chảy liên tục), gân co rút, vùng hoành cách đầy tức khó chịu: Đậu Hà Lan 200 g, hương nhu 90 g, sắc với nước, chia thành 3 phần uống trong ngày; uống khi thuốc còn ấm.
  • Chữa tiểu khó: Đậu Hà Lan 30-60 g, sắc lấy nước uống ngày 3 lần.
  • Chữa ung thũng, mụn lở loét: Đậu Hà Lan sao khô, tán thành bột mịn, bôi vào những chỗ có bệnh.
  • Nguồn tin: Sức khỏe và đời sống
 

Chat với chúng tôi

Hoàng Ngân 01 - Hoàng Ngân 02