Đậu phộng tốt cho tim mạch

Đậu phộng rất giàu axít béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành.
Đậu phộng là thực phẩm phổ biến khắp thế giới. Không chỉ bùi, ngậy và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, đậu phộng còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người ăn kiêng và đau tim...

Đậu phộng còn được gọi là đậu phụng hay lạc. Tên khoa học Arachis hypogaea, thuộc họ Đậu.
 
Đậu phộng là loài cây thân thảo cao từ 30 - 50cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1 - 7cm và rộng 1 - 3cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2 - 4cm.
 
Theo Đông y, các bộ phận của đậu phộng dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... chúng có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như: thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...
 
Giàu năng lượng: đậu phộng là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Điểm đáng chú ý là không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.
 
Chống oxy hóa: đậu phộng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol, chủ yếu là hợp chất acid p-coumaric. Đậu phộng rang sẽ giúp tăng hàm lượng acid p-coumaric, qua đó đẩy hàm lượng chất chống oxy hóa tăng lên 22%. Theo báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, đậu phộng rang chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn cả táo, cà rốt. Đậu phộng còn chứa vitamin E, một loại chất chống oxy hóa giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư cũng như bệnh tim.
 
Chống suy giảm trí nhớ: hàm lượng cao niacin trong đậu phộng giúp phục hồi các tổn hại ở tế bào, đồng thời có tác dụng chống alzheimer (mất trí nhớ) và các vấn đề về suy giảm nhận thức liên quan tới tuổi già.
 
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim: nhiều nghiên cứu cho biết lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axít oleic. Những người thường xuyên ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, có thể hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh tim mạch 35%. Đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn đậu phộng có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh mạch vành. Hãy ăn đậu phộng hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.
Hỗ trợ tuần hoàn máu: một phần tư chén đậu phộng (khoảng 30g) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.

 
Đậu phộng chứa resveratrol bioflavonoid. Loại bioflavonoid này giúp cải thiện dòng máu lên não khoảng 30%, qua đó giảm nguy cơ đột quỵ.
 
Là nguồn phong phú chất sắt, đậu phộng có tác dụng cải thiện chức năng của các tế bào máu.
 
Kiểm soát cholesterol: đậu phộng rất giàu axít béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt đậu phộng tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày. Đậu phộng không có muối rất tốt cho động mạch. 1/4 chén đậu phộng chứa lượng chất béo không bão hòa tương đương 1 muỗng dầu ô-liu. Chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu.
 
Giúp giảm lượng đường trong máu: bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng đậu phộng như một món ăn thân thiện. Đậu phộng giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu. Tuy nhiên không nên lạm dụng.
 
Giảm nguy cơ sỏi mật: đậu phộng ở dạng hạt hoặc bơ đậu phộng tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%.
 
Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm: đậu phộng giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn. Khi nào bạn cảm thấy ảm đạm, chán nản, chỉ cần nhâm nhi vàihạt lạc, vừa thưởng thức được vị thơm bùi của đậu phộng, vừa làm tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn.

 
Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn: đậu phộng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Các nghiên cứu cho thấy ăn đậu phộng luộc giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
 
Có lợi cho tóc: nghiên cứu cho thấy đậu phộng rất giàu acid béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Đậu phộng giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.
 
Người mắc bệnh gút (gout): bệnh gút là một loại bệnh do một nhóm chất purine trao đổi, chuyển hóa rối loại gây ra, đậu phộng là thực phẩm có nhiều chất béo, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết axit uric trong khớp qua nước tiểu, làm nặng thêm bệnh tình. Vì vậy, người bị bệnh gout cấp tính tuyệt đối không được ăn đậu phộng. Nếu bệnh giảm, cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ thích hợp.
 
Người cắt bỏ túi mật: dịch mật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hấp thụ và tiêu hóa chất béo. Sau khi ăn cơm, túi mật co bóp, dịch mật sẽ chảy vào 12 đốt của đường ruột để tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Thực phẩm giàu chất béo và protein có kích thích mạnh nhất đối với túi mật, làm cho dịch mật bài tiết ra nhiều. Những người sau khi cắt bỏ túi mật thì không thể tích trữ dịch mật, tất yếu ảnh hưởng đến tiêu hóa chất béo trong đậu phộng và trong các đồ chiên, nướng chứa nhiều dầu mỡ khác.
Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn đậu phộng. Đặc biệt, đậu phộng mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng…
  • Nguồn tin: suckhoedoisong
 

Chat với chúng tôi

Hoàng Ngân 01 - Hoàng Ngân 02