Đậu nành - Thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn của trẻ

Thói quen ăn uống trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến các bệnh mãn tính khi trưởng thành. Những thông tin sau sẽ giúp người đọc hiểu được sự an toàn và nguồn lợi từ thực phẩm đậu nành trong chế độ ăn của trẻ em và thanh thiếu niên.

Sữa đậu nành cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh nhưng khoảng một phần ba phụ nữ không thể cho con bú. Hầu hết những phụ nữ này đều cho con dùng sữa công thức trong những năm đầu. Sữa công thức, thông dụng nhất là sữa bò, bán sẵn trên thị trường thích hợp để bổ sung hoặc thay thế sữa mẹ trong năm đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên vẫn có khoảng 13% trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức từ đậu nành do dị ứng với đạm trong sữa công thức từ sữa bò.
 
Có một bằng chứng rõ ràng rằng sữa công thức đậu nành tương đối ít gây dị ứng so với bột sữa bò. Một nhóm chuyên gia Úc gần đây đã kết luận rằng sữa công thức đậu nành là một sự thay thế thích hợp cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Hiệp hội Nhi khoa Pháp có quan điểm tương tự nhưng cho rằng trước hết thì khả năng phản ứng với đạm đậu nành nên được kiểm chứng lâm sàng.
 
Không có bằng chứng từ nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy sử dụng sữa công thức đậu nành gây ra tác dụng bất lợi cho trẻ sơ sinh.

 

Isoflavones trong thành phần sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh

Ước tính có khoảng 20 triệu người Mỹ sử dụng sữa công thức đậu nành trong thời thơ ấu kể từ lần đầu tiên nó được bán trên thị trường vào những năm 60. Tất cả sữa công thức đậu nành ngày nay đã được bổ sung thêm iốt, sắt, methionine, carnitine và taurine, canxi và phốt pho... so với sữa công thức từ sữa bò.

Những năm giữa thập niên 60, sữa công thức đậu nành từng được cho là có liên quan đến bệnh bướu cổ, tuy nhiên vấn đề này đã được giải thích là có liên quan đến thành phần i-ốt trong khẩu phần ăn. Khi bổ sung i-ốt vào trong chế độ ăn, vấn đề về bướu cổ đã được giải quyết. Kể từ đó, sữa đậu nành công thức được công nhận là hoàn toàn không gây các vấn đề về tuyến giáp và giúp trẻ phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, sữa công thức đậu nành có thể chống chỉ định cho trẻ sơ sinh suy giáp bẩm sinh. Vì những đứa trẻ này đòi hỏi có một lượng hormone tuyến giáp tổng hợp và đạm đậu nành là một trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc điều trị tuyến giáp.Sữa công thức từ đậu nành được bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho trẻ.
 
Mặc dù có lịch sử sử dụng lâu dài nhưng sữa công thức đậu nành đã trở thành đề tài tranh cãi những năm gần đây do chứa lượng Isoflavones tự nhiên cao. Isoflavones,thường được gọi là phytoestrogen, có những thành phần tương tự như estrogen. Tuy nhiên, Isoflavones không hoàn toàn giống như estrogen.
 
Nghiên cứu ở người trưởng thành cho thấy, nhiều cơ chế sinh học bị ảnh hưởng bởi các hormone estrogen không bị ảnh hưởng bởi Isoflavones.
 

Tác dụng của đạm đậu nành đối với nồng độ cholesterol ở trẻ em

Giống như với người trưởng thành, nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em cho thấy đạm đậu nành trực tiếplàm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh và cải thiện nồng độ các lipidkhác. Trong các nghiên cứu gần đây nhất, khi đạm đậu nành (lượng trung bình là 0,5g/kgtrọng lượng cơ thể) được đưa vào chế độ ăn của trẻ em và thanh thiếu niên(từ 4-18 tuổi) có nồng độ cholesterol cao do di truyền thì mật độ lipoprotein - cholesterol giảm xuống 6,4%.Vì vậy, đạm đậu nành được sử dụng kết hợp với các liệu pháp ăn uống khác có thể điều chỉnh nồng độ cholesterol cao ở trẻ.

 
  
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng đạm đậu nành trực tiếp làm giảm nồng độ cholesterol ở trẻ em có nồng độ cholesterol máu cao.

Chất lượng đạm trong đậu nành

Thực phẩm từ đậu nành cung cấp đạm chất lượng cao và chứa ít chất béo bão hòa. Đạm đậu nành có thể đáp ứng nhu cầu đạm cho những đứa trẻ đang phát triển. Trong năm 2000,Bộ Nông nghiệp Mỹ đã bãi bỏ mức giới hạn vềlượng đạm đậu nànhcó thể được sử dụng trong các bữa trưa của Chương trình Quốc gia ở trường học. Khẩu phần ăn của trẻ thường chứa nhiều loại thực phẩm giàu đạm và hàm lượng chất béo bão hòa cao. Vì vậy, việc thay thế đạm truyền thống (đạm động vật) bằng đạm đậu nành (đạm thực vật) trong khẩu phần ăn có thể làm giảm các chất béo bão hòavà hàm lượng calo mà vẫn giữ nguyên kích thước khẩu phần ăn. 
Khầu phẩn ăn của trẻ nên được bổ sung thêm lượng đạm thực vật để cân bằng chế độ dinh dưỡng.
 
Ngoài ra, nghiên cứu gần đây trên trẻ em cho thấy rằng tiêu thụ đạm trên mức chuẩn của khuyến nghị dinh dưỡng sẽ tăng cường tác động tích cực của hoạt động thể chất lên mật độ khoáng của xương. Các điều tra gần đây cho thấy lượng đạm thực tế cần thiết cho trẻ cao hơn 50% so với khuyến nghị. Một nghiên cứu ngắn hạn cũng cho thấy thực phẩm từ đậu nành cải thiện tăng trưởng và hỗ trợ phát triển bình thường của trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng. 
 
Những lợi ích lành mạnh tiềm năng của việc sử dụng đậu nành trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu không phải là cường điệu hóa.

Thực phẩm từ đậu nành được trẻ yêu thích

Nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm từ đậu nành rất được trẻ đón nhận. Bằng chứng là trẻ hoàn toàn có thể ăn hết lượng thức ăn có đậu nành giống như khi ăn với khẩu phần ăn truyền thống không có đậu nành.
 
Theo các nghiên cứu, thực phẩm từ đậu nành nhìn chung đã được trẻ em chấp nhận và ưa thích.

Đạm đậu nành và dị ứng

Về cơ bản, tất cả các thực phẩm chứa đạm đều có khả năng gây ra phản ứng dị ứng trên một số người. Mặc dù đạm đậu nành là một trong 8 loại đạm có trong thực phẩm gây ra 90% các trường hợp dị ứng, tuy nhiên 8 loại thực phẩm này không gây ra mức độ dị ứng giống nhau. Số người trưởng thành bị dị ứng với đậu nành là khá nhỏ, thậm chí còn có tần suất xảy ra nhỏ hơn 40 lần so với trường hợp dị ứng sữa bò. Số lượng trẻ em bị dị ứng với đạm đậu nànhcao hơn so với số lượng người trưởng thành. Một nghiên cứu cho rằng hơn 80% trẻ nhỏ bị dị ứng đậu nành khi mới 2 tuổi. Đồng thời cũng có nhiều dữ liệu cho thấy rằng khi lên 10 tuổi, chỉ có 1/1000 trẻ emdị ứng với đạm đậu nành.
 
Nhiều dữ liệu cho thấy rằng ở lứa tuổi lên 10, chỉ có 1 trên 1000 trẻ bị dị ứng với đạm đậu nành.

 

Isoflavones trong khẩu phần ăn của trẻ

Dữ liệu sơ bộ cho thấy rằng trẻ em hấp thụ một lượng Isoflavones lớn hơn những người trưởng thành. Một giả thuyết được đưa ra rằng hấp thụ Isoflavones trong đậu nành có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh sản ở các bé trai. Tuy nhiên cùng với nhiều nghiên cứu chứng minh rõ ràng rằng hấp thụ Isoflavones không làm ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, hay làm tăng estrogen ở nam giới, một nghiên cứu lâm sàng thực nghiệm “bắt chéo” phát hiện ra rằng bổ sung Isoflavones (0,16 và 48 mg/ngày)không ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh sản ở trẻ em.

Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Isoflavones không ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh sản ở các bé trai.
 
Những dữ liệu cho thấy rằng lượng đậu nành sử dụng trong thời niên thiếu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sau này.
 
Một vấn đề khác liên quan tới sức khỏe của trẻ em gái khi lớn lên là nguy cơ về bệnh ung thư vú. Nhiều nghiên cứu ấn tượng bao gồm cả dữ liệu dịch tễ học và động vật chỉ ra rằng việc sử dụngđậu nành trong thời niên thiếu làm giảm nguy cơ ung thư vú sau này. Nghiên cứu từ Đại học Alabama đã chỉ ra rằng, khi chuột được cung cấp Isoflavones trong đậu nành trong một vài tuần đầu sau khi sinh ra và sau đó được cho ăn với một chế độ ăn uống thí nghiệm điển hình, chúng sẽ có sự phát triển các khối u ít hơn 50% so với những con chuột không được cho isoflavones. Việc hấp thụ Isoflavones đã khiến các tế bào tuyến vú giảm khả năng biến đổi thành các tế bào ung thư sau này. 


 

Chat với chúng tôi

Hoàng Ngân 01 - Hoàng Ngân 02