Nếu các mẹ đang theo đuổi phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật chắc hẳn sẽ không bao giờ bỏ qua món đậu Hà Lan. Để hiểu hơn về vai trò và tác dụng của loại thực phẩm này đối với sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ, hãy cùng tìm hiểu các thông tin sau nhé!
Đậu Hà Lan: Thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng to lớn cho trẻ ăn dặm
1. Giá trị dinh dưỡng của đậu Hà Lan đối với trẻ nhỏ
Đậu Hà Lan từ lâu đã được biết đến và sử dụng như một thực phẩm vàng đối với sức khỏe con người vì nó có thể ngăn ngừa và chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, đậu Hà Lan thuộc tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ máu, cải thiện các vấn đề về tim mạch và đặc biệt có thể ngăn ngừa được ung thư.
Trong thành phần của đậu Hà Lan, có một lượng lớn vitamin C rất tốt cho trong việc tăng cường sức đề kháng và làm lành vết thương đối với trẻ nhỏ.
Nếu muốn cải thiện những vấn đề về xương cho trẻ nhỏ thì đây chính là thực phẩm lý tưởng. Bởi lẽ, đậu Hà Lan chẳng những rất giàu acid folic mà còn là một nguồn cung cấp vitamin K1 dồi dào, một chất có khả năng kích hoạt các protein không collagen để duy trì canxi trong xương.
Đối với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, đậu Hà Lan cũng có thể là một lựa chọn tốt để bù đắp sự thiếu hụt sắt cho cơ thể của bé.
Ngoài ra, loại hạt tưởng chừng rất bé nhỏ này lại chứa đầy đủ các vitamin nhóm B, có tác dụng chuyển hóa các protein, hydrate-carbon và chất béo.
Với tất cả những lợi ích lớn lao đối với sức khỏe như vậy, chắc chắn mẹ không phải chần chừ thêm nữa để liệt đậu Hà Lan vào một trong những món ăn quen thuộc trong khẩu phần của bé phải không?
2. Cách lựa chọn và bảo quản đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan tươi ngon phải có vỏ bóng và khi bẻ cuống bao giờ cũng thấy giòn. Nếu là những loại quả có vỏ sần mẹ không nên chọn vì các quả không ngon hoặc có thể lép.
Sau khi đem về nhà, tốt nhất mẹ nên bảo quản nguyên trái trong bao nylon bọc kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào cần dùng, mẹ có thể lấy chúng ra và tách lấy hạt. Thông thường, bạn có thể bảo quản theo cách này đến 5-6 ngày. Ngoài ra, nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản lâu hơn mẹ có thể bỏ đông trong khoảng 8 tháng.
3. Gợi ý cách chế biến một số món ăn dặm cho bé từ đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan hấp: dành cho bé ăn dặm từ 9 tháng trở lên
Nguyên liệu: 1 chén đậu Hà Lan
Cách làm: Sau khi rửa sạch đậu bạn chỉ việc đem hấp cách thủy đến chín. Sau đó, vớt ra trộn đầu với ít dầu ăn dành cho bé. Cuối cùng, bạn có thể dọn ra khay và cho bé tự bốc.
Cháo thịt nạc đậu Hà Lan: dành cho bé ăn dặm từ 8 – 12 tháng
Nguyên liệu: 30g gạo tẻ, 100g thịt lợn, 1 muỗng canh đậu Hà Lan và 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé.
Cách chế biến:
Vo gạo sạch và đem nấu thành cháo. Trong quá trình gạo đang nở, bạn cho đậu và thịt vào nấu cùng. Khi cháo sắp nhừ, bạn vớt đậu cùng thịt ra xay nhuyễn. Khi đã có hỗn hợp, bạn tiếp tục cho vào nồi cháo đã nhừ, khuấy đều và cho thêm dầu ăn vào.
Đậu Hà Lan nghiền: dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Nguyên liệu: ½ chén đậu Hà Lan, 1đùi gà, 250ml nước và 1 muỗng dầu cá hồi
Cách làm:
- Rửa sạch hạt đậu và đem hấp chín theo phương pháp cách thủy để giữ được dinh dưỡng.
- Đùi gà đem nấu chín trong nước cho đến mềm.
- Sau đi nước dùng gà đã có, mẹ lấy thịt ra và xé sợi nhỏ.
- Dùng một ít nước dùng gà cho vào xay cùng thịt và đậu đã chín.
- Trút hỗn hợp xay nhuyễn này vào nồi nước dùng gà đang sôi và đánh đều tay thật nhanh.
- Tắt bếp và tưới dầu ăn lên trên. Đảo đều trước khi múc ra bát cho bé.
Soup đậu Hà Lan: dành cho mọi lứa tuổi
Nguyên liệu: 1 bát đậu Hà Lan khô (ngâm nước để đậu nở), 500ml nước dùng, bơ, muối, cream fraiche
Cách làm:
- Luộc đậu chín nhừ trong nước. Sau khi đậu chín vớt ra để nguội và xay nhuyễn cùng ít nước luộc đậu sao cho đủ độ sánh.
- Rây hỗn hợp trên qua ray và cho lại vào nồi đun sôi.
- Cho bơ và nêm ít gia vị vào đảo đều, tắt bếp.
- Khi ăn tưới thêm một muỗng cream fraiche vào bát soup và dùng nóng.
Đậu Hà Lan từ lâu đã được biết đến và sử dụng như một thực phẩm vàng đối với sức khỏe.
Đậu Hà Lan từ lâu đã được biết đến và sử dụng như một thực phẩm vàng đối với sức khỏe con người vì nó có thể ngăn ngừa và chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, đậu Hà Lan thuộc tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ máu, cải thiện các vấn đề về tim mạch và đặc biệt có thể ngăn ngừa được ung thư.
Trong thành phần của đậu Hà Lan, có một lượng lớn vitamin C rất tốt cho trong việc tăng cường sức đề kháng và làm lành vết thương đối với trẻ nhỏ.
Nếu muốn cải thiện những vấn đề về xương cho trẻ nhỏ thì đây chính là thực phẩm lý tưởng. Bởi lẽ, đậu Hà Lan chẳng những rất giàu acid folic mà còn là một nguồn cung cấp vitamin K1 dồi dào, một chất có khả năng kích hoạt các protein không collagen để duy trì canxi trong xương.
Đối với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, đậu Hà Lan cũng có thể là một lựa chọn tốt để bù đắp sự thiếu hụt sắt cho cơ thể của bé.
Ngoài ra, loại hạt tưởng chừng rất bé nhỏ này lại chứa đầy đủ các vitamin nhóm B, có tác dụng chuyển hóa các protein, hydrate-carbon và chất béo.
Với tất cả những lợi ích lớn lao đối với sức khỏe như vậy, chắc chắn mẹ không phải chần chừ thêm nữa để liệt đậu Hà Lan vào một trong những món ăn quen thuộc trong khẩu phần của bé phải không?
2. Cách lựa chọn và bảo quản đậu Hà Lan
Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản lâu hơn mẹ có thể bỏ đông trong khoảng 8 tháng.
Đậu Hà Lan tươi ngon phải có vỏ bóng và khi bẻ cuống bao giờ cũng thấy giòn. Nếu là những loại quả có vỏ sần mẹ không nên chọn vì các quả không ngon hoặc có thể lép.
Sau khi đem về nhà, tốt nhất mẹ nên bảo quản nguyên trái trong bao nylon bọc kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào cần dùng, mẹ có thể lấy chúng ra và tách lấy hạt. Thông thường, bạn có thể bảo quản theo cách này đến 5-6 ngày. Ngoài ra, nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản lâu hơn mẹ có thể bỏ đông trong khoảng 8 tháng.
3. Gợi ý cách chế biến một số món ăn dặm cho bé từ đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan hấp: dành cho bé ăn dặm từ 9 tháng trở lên
Nguyên liệu: 1 chén đậu Hà Lan
Cách làm: Sau khi rửa sạch đậu bạn chỉ việc đem hấp cách thủy đến chín. Sau đó, vớt ra trộn đầu với ít dầu ăn dành cho bé. Cuối cùng, bạn có thể dọn ra khay và cho bé tự bốc.
Cháo thịt nạc đậu Hà Lan: dành cho bé ăn dặm từ 8 – 12 tháng
Cháo đậu Hà Lan.
Nguyên liệu: 30g gạo tẻ, 100g thịt lợn, 1 muỗng canh đậu Hà Lan và 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé.
Cách chế biến:
Vo gạo sạch và đem nấu thành cháo. Trong quá trình gạo đang nở, bạn cho đậu và thịt vào nấu cùng. Khi cháo sắp nhừ, bạn vớt đậu cùng thịt ra xay nhuyễn. Khi đã có hỗn hợp, bạn tiếp tục cho vào nồi cháo đã nhừ, khuấy đều và cho thêm dầu ăn vào.
Đậu Hà Lan nghiền: dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Đậu Hà Lan nghiền.
Nguyên liệu: ½ chén đậu Hà Lan, 1đùi gà, 250ml nước và 1 muỗng dầu cá hồi
Cách làm:
- Rửa sạch hạt đậu và đem hấp chín theo phương pháp cách thủy để giữ được dinh dưỡng.
- Đùi gà đem nấu chín trong nước cho đến mềm.
- Sau đi nước dùng gà đã có, mẹ lấy thịt ra và xé sợi nhỏ.
- Dùng một ít nước dùng gà cho vào xay cùng thịt và đậu đã chín.
- Trút hỗn hợp xay nhuyễn này vào nồi nước dùng gà đang sôi và đánh đều tay thật nhanh.
- Tắt bếp và tưới dầu ăn lên trên. Đảo đều trước khi múc ra bát cho bé.
Soup đậu Hà Lan: dành cho mọi lứa tuổi
Soup đậu Hà Lan.
Nguyên liệu: 1 bát đậu Hà Lan khô (ngâm nước để đậu nở), 500ml nước dùng, bơ, muối, cream fraiche
Cách làm:
- Luộc đậu chín nhừ trong nước. Sau khi đậu chín vớt ra để nguội và xay nhuyễn cùng ít nước luộc đậu sao cho đủ độ sánh.
- Rây hỗn hợp trên qua ray và cho lại vào nồi đun sôi.
- Cho bơ và nêm ít gia vị vào đảo đều, tắt bếp.
- Khi ăn tưới thêm một muỗng cream fraiche vào bát soup và dùng nóng.